TRƯỜNG THPT BẤT BẠT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: Văn - Sử - Địa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ba Vì, ngày18 tháng10 năm 2018
KẾ HOẠCH
Hoạt động năm học 2018– 2019
-Căn cứ quyết định số: 2071/QĐ - BGDĐT của bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 16 tháng 8năm 2018 ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018- 2019 của giáo dục mần non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên:
-Căn cứ chỉ thị số: 2919 / CT - BGDĐT của bộ giáo dục và Đào tạo, ngày 10 tháng 8 năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục năm học 2018 – 2019:
-Căn cứ Quyết định số: 3853 / QĐ – UBND của UBND TP Hà Nội, ngày 31tháng 7 năm 2018 ban hành kế hoạch của thời gian năm học 2018- 2019 của giáo dục mần non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP Hà Nội:
-Căn cứ công văn số: 3627 / SGD& ĐT – GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội ngày29 tháng 8 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018 – 2019:
- Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học của trường THPT Bất Bạt
Tổ Văn – Sử - Địa xây dựng kế hoạch tổ như sau
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1/ Bối cảnh năm học:
- Biên chế tổ:
` + Tổ có 12 giáo viên. Trong đó có11 giáo viên nữ. Gồm 07 giáo viên dạy môn Văn, 03 giáo viên dạy môn Sử, 02 giáo viên dạy môn Địa.
+ Trình độ đào tạo: đạt chuẩn 12 giáo viên , tỉ lệ 100%. Trong đó trên chuẩn 03 giáo viên.
+ Thâm niên: trên 10 năm 12 giáo viên, Tỉ lệ 31% dưới 5 năm 0 giáo viên, tỉ lệ 100%.
+ Đảng viên 05 giáo viên, Đoàn viên 03 giáo viên, Công đoàn viên 12 giáo viên.
- Kết quả đạt được của năm học trước:
+ Hồ sơ tổ: Tốt.
+ Hồ sơ cá nhân: Tốt 11 giáo viên, Khá 1 giáo viên.
+ Tổng số tiết dạy dự: 29 tiết. Trong đó xếp loại Giỏi: 20 tiết, Khá 9 tiết, Trung bình 0 tiết.
+ Số tiết thao giảng: 16 tiết.
+ Tổng số tiết đi dự giờ: 82 tiết.
+ Xây dựng được 03 buổi ngoại khóa, chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Số tiết bồi dưỡng học sinh giỏi: 54 tiết.
+ Phụ đạo học sinh yếu: không.
+ Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề): Giỏi 08 giáo viên, Khá 04 giáo
viên.
+ Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: loại xuất sắc 03 giáo viên, tỉ lệ 46%; loại khá 07 giáo viên, tỉ lệ 54%.
+ Danh hiệu giáo viên dạy giỏi: cấp cụm 01 giáo viên, cấp trường 01 giáo viên.
+ Danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua cấp thành phố: 0 giáo viên, Chiến sĩ thi đua cơ sở: 03 giáo viên, Lao động tiên tiến 12 giáo viên.
+ Chất lượng bộ môn từ trung bình trở lên: môn Sử 81%, môn Văn 80%, môn Địa: 96,1%.
+ Học sinh giỏi cấp thành phố 0 học sinh.
+ Công tác chủ nhiệm:
Tỉ lệ học sinh bỏ học: 0%.
Hạnh kiểm: Tốt 58,1%, Khá 34,9%, TB 7%
Học lực: Giỏi: 10,2%, Khá 23,6%, Trung bình 53,1%, Yếu 14,1%.
2/ Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
- Các thành viên trong tổ đã khắc phục , vượt qua những khó khăn của cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Sẵn sàng đóng góp sức mình vào phong trào chung của tập thể .
- Việc soạn giảng bằng giáo án điện tử đã được giáo viên trong tổ đầu tư thích đáng . Có được một số giáo án có chất lượng , có tác dụng thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học .
- Có tinh thần tương thân tương trợ đối với đồng nghiệp trong tổ .
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , thi thuyết trình văn học đạt được một số thành tích đáng khích lệ .
- Công tác ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 thực hiện nghiêm túc , có hiệu quả .
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên trong kì thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập của học sinh khối 10 , 11 năm học qua là những con số thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các thành viên trong tổ , trong tình trạng học sinh quay lưng với bộ môn Ngữ văn hiện nay .
- Luôn được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Chi ủy, BGH, công đoàn, nhà trường, cũng như các cấp chính quyền địa phương.
- Phân công đúng chuyên môn, trình độ chuyên môn của giáo viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
- Nội bộ tập thể tổ đoàn kết tốt, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm và luôn phấn đấu cao để hoàn thành nhiệm vụ năm học.
- Hầu hết giáo viên trong tổ đều biết sử dụng máy vi tính và biết khai thác thông tin trên mạng.
- Đa số HS có ý thức phấn đấu học tập tốt.
b. Khó khăn:
Cơ sở vật chất nhà trường đang trong thời gian xây dựng và sửa chữa.
- Các trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu giảng dạy.
- Một số ít giáo viên đổi mới phương pháp còn chậm, ý thức phấn đấu chưa cao.
- Giáo viên đa số ở xa trường và đang độ tuổi sinh đẻ.
- Trường đặt trên địa bàn thưa dân cư, kinh tế địa phương còn nghèo.
- Tình hình một bộ phận HS không ham học vẫn chưa được khắc phục. Một bộ phận PHHS chưa quan tâm đúng mực đến việc học tập của con em mình, còn thả nổi, giao khoán cho nhà trường.
- Môi trường xung quanh trường còn khá phức tạp.
II. CÁC MỤC TIÊU CHUNG:
1. Tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp; gắn với việc đổi mới phương thức giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của các thành viên trong tổ, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục.
2. Tiếp tục tổ chức tốt, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục – thể thao; hội thi tin học, hùng biện ngoại ngữ...; tổ chức cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cho học sinh; tổ chức các cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay, Giải toán trên Internet, Olympic Tiếng Anh trên Internet ... theo hướng phát huy sự chủ động và sáng tạo của các cơ sở; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa thế giới. Khuyến khích phát triển “Văn hoá Đọc” cho học sinh; tổ chức trong nhà trường hoặc tham gia tích cực “Ngày hội Đọc” ở địa phương. Chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và các tổ chức ở địa phương để đảm bảo học sinh được “an toàn khi đến trường”; chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ các hành vi đối xử không thân thiện trong nhà trường .
3. Các cơ sở giáo dục tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới nhằm giúp học sinh làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả của học sinh, đặc biệt quan tâm đối với các lớp đầu cấp.
Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GDĐT phát động. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, xây dựng môi trường sư phạm tích cực, kết hợp tốt hơn giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Tập trung giáo dục về trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền, giáo dục và có biện pháp phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, đẩy mạnh giáo dục môi trường và hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Tổ chức tốt việc giải toả ách tắc giao thông ở cổng trường khi học sinh đến và tan trường.
Thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch theo các chủ điểm hàng tháng, tham gia đầy đủ và có chất lượng các cuộc thi tìm hiểu liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức để đảm bảo thực hiện giáo dục toàn diện.
4. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả; hướng dẫn tổ chức tham quan học tập tại các di sản văn hóa, các cơ sở sản xuất.
Tăng cường các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi và nguyện vọng của học sinh. Đổi mới công tác giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống lịch sử,văn hóa Thủ đô xây dựng “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”. Có kế hoạch để học sinh được sinh hoạt tại Phòng truyền thống, giới thiệu về lịch sử nhà trường, những tấm gương tiêu biểu của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh để phát huy truyền thống tốt đẹp, góp phần thúc đẩy tinh thần tu dưỡng đạo đức và ý thức vươn lên trong học tập của học sinh.
5. Tiếp tục hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học đến từng cán bộ quản lý, giáo viên; chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng yêu cầu của Bộ; xây dựng kế hoạch dạy học, chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, phù hợp với điều kiện thực tế (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần). Thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện từng trường trên cơ sở đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất toàn thành phố, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kì, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Rút kinh nghiệm và tiếp tục dạy đại trà bộ tài liệu Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS 12. Triển khai dạy rải môn Giáo dục quốc phòng – an ninh cho cả 3 khối lớp 10, 11 và 12 đối với tất cả các trường THPT và tổ chức tốt công tác hội thao GDQP của trường, cụm trường và thành phố theo kế hoạch của Sở .
6. Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Dự án Đối thoại Châu Á - Kết nối lớp học, Dự án Access English, Chương trình dạy học Intel;…
III. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nhà giáo:
- Chỉ tiêu :
+ 100 % Cán bộ , giáo viên, nhân viên trong tổ có phẩm chất chính trị , đạo đức, lối sống tốt, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
+ 100% cán bộ giáo viên , nhân viên trong tổ tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các đợt học tập chính trị do ngành tổ chức.
- Biện pháp :
+ Đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu bằng những việc làm thiết thực, mang lại kết quả cụ thể, lập thành tích hướng tới kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2016)
+ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với yêu cầu thực hiện tốt Qui định về đạo đức nhà giáo .
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh phải khách quan, chính xác; chú trọng việc phụ đạo học sinh yếu kém để hạn chế học sinh bỏ học.
+ Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Tăng cường công tác y tế trong nhà trường.
+ Tổ chức cho giáo viên viết cam kết với BGH thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xem đây là một nội dung quan trong trong việc đánh giá công chức và xét thi đua cuối năm học.
2. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy; nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục học sinh.
a. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy:
- Chỉ tiêu:
+ 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn.
+ Dự giờ, thao giảng: Mỗi giáo viên được dự ít nhất 02 tiết, 01 tiết dạy thao giảng và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp.
+ Tổ chức thao giảng toàn tổ ít nhất 06 tiết có ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Chất lượng bộ môn từ trung bình trở lên:
STT |
Môn |
Giỏi % |
Khá % |
TB % |
Yếu,Kém % |
Ghi chú |
1 |
Văn |
15 |
60 |
20 |
5 |
|
2 |
Địa |
30 |
45 |
20 |
5 |
|
3 |
Sử |
15 |
53 |
30 |
2 |
|
+ Phấn đấu đến cuối năm học 100% giáo viên được xếp loại lao động tiên tiến trở lên.
+ Có ít nhất 05 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp trường trở lên.
Phạm Thị Bích Thu, kiều Thị loan, Trịnh Thị Thu Hiền,Lý Thị Hằng, Tô Lan Phương, Nguyễn Viết Quỳnh, Nguyễn Thị Nga
+ Trong năm học, mỗi giáo viên, đăng ký và thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học.
Phạm Thị Bích Thu, Lý Thị Hằng, Kiều Thị loan, Tô Lan Phương, trịnh Thị Thu Hiền, Nguyễn viết Quỳnh, Lê Kim Dung
- Biện pháp:
+ Tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nghiêm túc việc thiết lập hồ sơ tổ chuyên môn và hồ sơ cá nhân theo quy định.
+ Thực hiên nghiêm túc chương trình 37 tuần theo PPCT thống nhất của Sở GD&ĐT.
+ Từng giáo viên tích cực nghiên cứu đáp ứng tốt yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng cường thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm để đổi mới phương pháp giảng dạy. Vận động giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, dần đi đến chấm dứt tình trạng “đọc – chép”.
+ Tạo điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập. Quan tâm và có biện pháp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu tiến bộ.
+ Đổi mới công tác kiểm tra, chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp, nhất là trong kiểm tra, đánh giá kết quả giờ dạy, học tập và rèn luyện, trong công tác thi cử; kiên quyết ngăn chặn và đề xuất xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động giáo dục của các giáo viên trong tổ.
+ Tiếp tục đầu tư cho công tác đổi mới phương pháp soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Tùy theo điều kiện, mỗi giáo viên tự nâng cao trình độ tin học căn bản để có thể tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet phục vụ cho giảng dạy, để tự soạn được giáo án bằng máy vi tính, để thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT. Tổ chức thao giảng 1 số tiết giáo án điện tử để học tập rút kinh nghiệm.
+ Coi trọng các tiết thực hành, thí nghiệm; khai thác tối đa hiệu quả của các thiết bị dạy học và phòng học bộ môn.
+ Khuyến khích, động viên giáo viên nghiên cứu, đầu tư viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục có chất lượng.
+ Tham mưu với Hiệu trưởng sắp xếp phân công giáo viên hợp lý, có xem xét đến việc tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy hết năng lực, sở trường của mình.
+ Phối hợp với Công đoàn cơ sở chăm lo đời sống cho giáo viên. Hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
b. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh:
*Nâng cao giáo dục đạo đức học sinh:
- Chỉ tiêu:
Loại tốt: 75% ; Loại khá: 15%; Loại TB: 10%; Yếu: 0%.
- Biện pháp :
+ Tăng cường công tác CN lớp, kịp thời uốn nắn những sai lệch của học sinh như nói tục, chửi bậy.
+ Kết hợp tốt với các ban ngành đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
+ Tìm ra biện pháp hữu hiệu để hạn chế việc học sinh bỏ học chơi game .
* Nâng cao chất lượng học tập học sinh:
- Chỉ tiêu:
+ Chất lượng đại trà : Loại giỏi: 2%; Loại khá: 32: Trung bình: 59%; Yếu- kém: 7%.
+ Học sinh giỏi các cấp: môn Văn: Khuyến khích thành phố: 02 học sinh/môn.
+ Học sinh lưu ban tối đa: 0.2%
+ Học sinh lớp 12 TN.THPT: 90% trở lên
- Biện pháp :
+ Ngay từ đầu năm học, tổ chức khảo sát chất lượng học lực của học sinh các khối 10, 11, 12 để xác định đúng trình độ thực chất của HS, nhằm đề ra kế hoạch giảng dạy, phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp.
+ Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém môn Vật lí và môn tin học ở tất cả các khối lớp do giáo viên dạy trực tiếp lựa chọn và phụ trách. Tăng cường công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khối lớp 10.
+ Mỗi giáo viên cần nhận thức rõ việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh năng khiếu là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, đổi mới phương pháp đánh giá HS.
+ GVCN tăng cường công tác CN lớp, điều tra phân loại đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo các nhóm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, phù hợp.
c. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong tổ:
- Chỉ tiêu:
+ Duy trì tốt phong trào thi đua trong tổ.
+ Có ít nhất 03 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 0 giáo viên dạy giỏi cấp cụm, 01 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố(nếu tổ chức); 12 giáo viên đạt LĐG, 06 giáo viên CSTĐ cơ sở, 0 giáo viên CSTĐ cấp thành phố.
- Biện pháp :
+ Tham gia tốt HN.CBCC đầu năm, phát động phong trào thi đua trong năm học. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, có tính khả thi và phải được sự đồng thuận của tập thể tổ.
+ Thực hiện qui trình xét thi đua ở tổ chuyên môn phải dân chủ, công bằng, công khai, đúng đối tượng.
+ Ban lãnh đạo tổ chuyên môn, tổ Công đoàn thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
+ Mỗi cá nhân phải nổ lực phấn đấu vươn lên, tự đề ra kế hoạch khắc phục khó khăn phấn đấu đạt danh hiệu đã đăng ký đầu năm học.
d. Đổi mới công tác quản lý tổ chuyên môn:
- Chỉ tiêu:
+ 100% các hoạt động của tổ đều được xây dựng và tổ chức thực hiện thông qua các kế hoạch đã được thống nhất ở tổ.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 02 tuần một lần.
+ 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức.
+ Tổ chức ngoại khóa, báo cáo chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ trong năm học ít nhất 02 buổi.
+ Tổ trưởng và tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 01 tiết dạy/ 01 giáo viên.
+ 100% giáo viên được kiểm tra hồ sơ chuyên môn , kiểm tra 2 lần/kỳ.
- Biện pháp:
+ Đầu tư xây dựng và tổ chức tốt các kế hoạch hoạt động của tổ.
+ Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tập trung sâu cho công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề theo kế hoạch đầu năm.
+ Kiểm tra đầy đủ hồ sơ giáo viên hàng tháng từ ngày 25 đến 30 hàng tháng và được tổ chức rút kinh nghiệm ở buổi sinh hoạt chuyên lần sau.
+ Tổ chức rút kinh nghiệm đầy đủ các tiết dự giờ, thao giảng của tổ, có đánh giá, lập biên bản nghiêm túc, lưu trữ đầy đủ.
+ Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu trong tổ chức các hoạt động dạy và học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác, với giáo viên chủ nhiệm, với đoàn thể, với Ban cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong giáo dục Hs và huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
e. Tham gia tích cực công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp :
- Chỉ tiêu:
+ 100% giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
+ 100% giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện đầy đủ và có chất lượng các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp chính khoá.
- Biện pháp:
+ Phối hợp chặc chẽ với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, tổ chức thiết thực và phong phú các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề, chủ điểm, quan tâm đúng mực công tác giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức, pháp luật nhất là ý thức thực hiện tốt ATGT và phòng chống bệnh dịch, các tệ nạn XH xâm nhập học đường.
+ Tham gia tích cực các hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng GD như tham gia tích cực các phong trào: “Đôi bạn cùng tiến”, “Giúp bạn vượt khó”, “Hoa điểm 10”, “Tuần học tốt, tiết học tốt ”,…
IV. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
Tháng 8 năm 2016.
Chủ đề: “Chào mừng 65 năm cách mạng tháng Tám và Quốc kháng 02/9/”
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Ổn định tổ chức lớp |
GV CN được phân công |
|
Tham mưu sắp xếp phân công GV |
Tổ trưởng CM và nhóm trưởng |
8/2018 |
Sinh hoạt tổ CM lần 1 |
Cả Tổ |
|
Chuẩn bị các điều kiện cho việc dậy và học |
Cả tổ |
|
Thực hiện chương trình học kỳ I từ ngày 15/8/2017 |
Cả tổ |
|
Học tập chính trị |
Cả tổ |
|
Tham dự các lớp tập huấn CM |
GV được phân công |
Tháng 9 năm 2018.
Chủ đề: “Chào mừng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường –chào mừng năm học mới.”
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Khai giảng năm học mới, phát động thi đua |
Cả tổ |
|
Giáo viên tiếp tục hoàn thành các loại hồ sơ cá nhân |
Cả tổ |
9/2018 |
Triển khai bồi dưỡng đội tuyển học sinh gỏi lớp 12 |
Môn văn.k 12.
Đ/ C. Kiều Loan
môn địa. k12.
Đ/C. Nga
Môn sử. k12
Đ/C. Quỳnh |
|
Tổ chức khảo sát đầu năm cho học sinh |
Cả tổ |
|
HD thiết lập các loại hồ sơ sổ sách |
Tổ trưởng CM |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần 2,3 |
Cả tổ |
|
Dạy, dự giờ rút kinh nghiệm |
Thao giảng
Dự cả tổ |
|
CHỦ ĐỀ “ học tập suốt đời” |
|
|
Đăng ký dạy thêm học thêm |
Cả tổ |
Tháng 10 năm 2018.
Chủ đề: “Học tập suốt đời”
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
10/2018 |
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần 4,5 |
Cả tổ |
|
Dạy, dự giờ rút kinh nghiệm |
Thao giảng
Dự cả tổ |
|
Tham gia Hội nghị CB-CN-VC cấp tổ, cấp trường |
Cả tổ |
|
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS |
GVCN 3 khối |
|
Đăng ký làm đồ dùng dạy học |
Cả tổ |
|
Đăng ký thi đua cá nhân và đề tài sáng kiến kinh nghiệm |
Cả tổ |
|
Chuyên đề : Đổi mới dạy học môn văn |
Tổ trưởng, tổ phó
Nhóm văn. Đ/ C Thu |
Tháng 11 năm 2018.
Chủ đề: “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
11/2018 |
Thực hiện CTr tuần 11,12,13,14 |
Cả tổ |
Thi GVDG cấp trường. nếu có |
GVBM được phân công |
Dự thi GVDG cấp cụm nếu có |
GVBM được phân công |
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần 6,7
Xây dựng kế hoạch chuyên đề |
Cả tổ. Đ/c Thu, hiền, Dung |
Xây dựng và tổ chức dạy thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm |
Thao giảng gồm đ/c: Dung, Hằng, Nga(Địa), Nam, Tô Phương, xuân và Thu.
Dự cả tổ |
Sinh hoạt chuyên đề |
Đ/c. Hằng, Thu, Hiền, Loan |
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn |
Tổ trưởng, tổ phó |
Tham gia PT thi đua chào mừng ngày 20/11 |
Cả tổ |
Tham gia tổ chức lễ 20/11 |
Cả tổ |
Tháng 12 năm 2018.
Chủ đề: “Chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22/12”.
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Thực hiện chương trình |
Cả tổ |
12/2018 |
Ôn tập học kì |
Toàn thể GV |
|
Sinh hoạt chuyên đề: |
Đ/c. Phúc, Nga, Quỳnh |
|
Coi kiểm tra HKI. Khối 12 kiểm tra theo đề chung của Sở 3 môn : Toán, Văn, Ngoại ngữ |
GV cà Hs khối 12 |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần .8,9
|
Cả tổ |
|
Chấm bài |
GVBM |
|
Cộng tính điểm bộ môn |
GVBM |
|
Cộng tính điểm, xếp loại HK, HL HS lớp chủ nhiệm |
GVCN |
|
Báo cáo theo mẫu |
GVBM báo cáo BGH |
Tháng 1 năm 2019.
Chủ đề: “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương dạy - học |
Cả tổ |
01/2019 |
Sinh hoạt chuyên đề |
Cả tổ |
|
Sơ kết HKI ở lớp |
GVCN |
|
Sơ kết HKI toàn trường |
Cả tổ |
|
Triển khai học kỳ II |
Cả tổ |
|
Tiếp tục thực hiện các phong trào học tập, giảng dạy, tổ chức thao giảng dự giờ. |
Cả tổ |
|
Thực hiện chương trình |
Cả tổ |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần .10,11
|
Cả tổ |
|
Bồi dưỡng HS giỏi |
GVBM được phân công |
|
Phụ đạo HS yếu |
GVBM được phân công |
|
Hoàn thành điểm số sổ điểm và học bạ. |
GVBM được phân công |
Tháng 2 năm 2019.
Chủ đề: Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới và phát triển.
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Thực hiện chương trình |
Cả tổ |
|
Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương dạy - học |
Cả tổ |
|
Sinh hoạt chuyên đề: |
Cả tổ |
02/2019 |
Kiểm tra Hồ sơ chuyên môn |
Tổ trưởng, tổ phó |
|
Phụ đạo HS yếu |
GVBM được phân công |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần . 12,13
Xây dựng kế hoạch ôn tập cho hs k12
Rà soát lại việc thực hiện tiến độ chương trình |
Cả tổ. |
|
Xây dựng và tổ chức dạy thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm |
Cả tổ. |
Tháng 3 năm 2019.
Chủ đề: “ chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCSHCM”
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương nề nếp dạy - học |
Cả tổ |
|
Thực hiện chương trình |
Cả tổ |
03/2019 |
Sinh hoạt chuyên đề |
Dung. Lan Phương, Quỳnh,Nga |
|
Rà soát ôn thi THPTQG |
GVBM được phân công |
|
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ |
Cả tổ. |
|
Xây dựng và tổ chức dạy thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm |
Cả tổ. |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần . 14,15 |
Cả tổ |
|
Ra đề và chấm thi Olympic K10 - 11
|
Môn Văn:
Khối10:Đ/c Thu
Khối11:Đ/cThanh Phương
MônSử:
Khối 11: Đ/c Quỳnh
Khối 10: Đ/c Dung
Môn Địa:
Khối10:Đ/c Nga
Khối 11: Đ/c Hiền |
|
Tham gia PT thi đua chào mừng ngày 26/3 |
Cả tổ |
Tháng 4 năm 2019.
Chủ đề: “ Mừng đất nước thống nhất 30/4”
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương nề nếp dạy - học |
Cả tổ |
|
Thực hiện chương trình |
Cả tổ |
4/2019 |
Hướng dẫn ôn thi THPTQG |
Cả tổ |
|
Xây dựng và tổ chức dạy thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm |
Cả tổ. |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần . 16,17 |
Cả tổ. |
|
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn |
Tổ trưởng, tổ phó |
|
Triển khai ôn tập thi TN |
Cả tổ |
|
Kiểm tra học kì 2. kiểm tra khảo sát theo đề chung của sở 3 môn . Toán , Văn, Ngoại Ngữ |
GV và Hs k 12 |
|
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn |
Tổ trưởng, tổ phó |
Tháng 5 năm 2019.
Chủ đề: “Chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5”.
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
|
Thực hiện chương trình |
Cả tổ |
|
Sinh hoạt chuyên đề |
Cả tổ |
|
Kiểm tra học kì II |
Cả tổ |
|
Sinh hoạt tổ chuyên môn lần . 18,19 |
Cả tổ |
|
Kiểm tra hồ sơ tốt nghiệp |
Giáo viên được phân công |
5/2019 |
Cộng tính điểm, xếp loại HK, HL HS lớp chủ nhiệm |
GVCN |
|
Báo cáo theo mẫu |
GVBM, BGH |
|
Tổ xét SKKN
Tổng kết tổ |
Cả tổ |
|
Đánh giá giáo viên cuối năm |
Cả tổ
|
|
Tổng kết lớp |
GVCN |
|
Tổng kết năm học |
Cả tổ |
V . ĐỀ XUẤT:
Trang bị thêm phòng học chuyên môn một số thiết bị dạy học để thay thế thiết bị cũ đã hư hỏng nặng, các trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Ba Vì, ngày18 tháng10 năm 2018
Duyệt của nhà trường Phụ trách chuyên môn Người lập kế hoạch
Đã ký Đã ký Đã ký
Hoàng Châu Tuấn Phạm Văn Trung Phạm Thị Bích Thu