Kế hoạch chuyên đề nhóm Ngữ văn T11

Thứ hai - 25/11/2019 09:09

KẾ HOẠCH

                          SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN LẦN THỨ 1 THÁNG 11                           
NĂM HỌC 2019 – 2020

1. Nội dung sinh hoạt chuyên môn Nhóm văn

Triển khai đổi mới PPDH theo cách nghiên cứu bài học.

STT

THÁNG

TUẦN

CÔNG VIỆC

GV THỰC HIỆN

 

1

 

11

 

Tuần 1

Xây dựng kế hoạch

GV dạy minh họa

GV Dự giờ

Đ/C Thu

Đ/C Thu

Nhóm Văn  và Đ/C phụ trách chuyên môn

 

Stt

Giáo viên dạy

Bài dạy

Thời gian

Tiết/ lớp

Thứ

Ngày

1

Phạm Thị Bích Thu

Sóng (Xuân Quỳnh) Tiết 1

6

8/11

1/12A2

 

Đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập

Qua bài sóng (xuân Quỳnh) bài 2 tiết. Thứ 6 ngày 8/11/2019

Tiết 1: dạy đến 2 khổ thơ dầu thì hết tiết 1

Cụ thể lớp 12a2. Tiết 1

GV cho hs tìm hiểu như sau:

1. Khởi động:

 

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Vẫn yêu anh ngay cả chết đi rồi

Em hãy cho biết đoạn thư này trích trong bài thơ nào? Của ai?

2.Hình thành kiến thức:

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1:

Đọc phần tiểu dẫn để tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm:

1.Tác giả:

- Quê hương Xuân Quỳnh

- Gia đình

- yếu tố bản thân

2.Tác phẩm

-Xuất xứ

-Hoàn cảnh ra đời

                                  PHIẾU HỌC TÂP NHÓM 2:

Đọc bài thơ sóng theo gợi dẫn dưới đây:

1.Anh chị có ấn tượng ban đầu như thế nào khi đọc bài thơ?(âm điệu,nhịp điệu,phối thanh, hô ứng, trùng điệp cảm xúc)

2.Bài thơ viết về đề tài gì?

3.Bài sóng được viết theo thể thơ nào? Gồm bao  hiêu khổ? Nhân vật bộc lộ cảm xúc trong bài sóng là ai?nhân vật đó hiện lên qua đại từ nào?

4.Các hình tượng nào xuyên suốt bài thơ?

5. Xác định nội dung chính của từng đoạn thơ trong bài sóng?

                                  PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3:

Tìm hiểu khổ thơ đầu bài thơ sóng theo gợi dẫn dưới đây:

1a.Anh/ chị thấy trạng thái của sóng có  gì đặc biệt không? Những trạng thái này kế tiếp hay đồng hiện?

1b.Hai câu đầu thơ he mở thế giới tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu như thế nào?

2a.Có thể hiểu nghĩa của hai câu 3,4 như sau: (1)Vì sông không hiểu nổi mình(sóng) nên sóng quyết tìm ra tận bể để được thấu hiểu: (2)ở sông, sóng không hiểu nổi mình nên quyết tìm ra tận bể để tự hiểu mình. anh / chị chọn cách hiểu nào? vì sao?

2b.Không gian “Sông”, “bể” có thể biểu tượng cho điều gì?

2c.Chữ “tận” trong câu thơ “Sóng tìm ra tận bể” gợi ra cuộc hành trình và khát vọng của con sóng như thế nào?

                          PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4:

Tìm hiểu khổ thơ thứ hai bài thơ sóng theo gợi dẫn dưới đây:

1a.Khổ thơ thứ hai  cho chúng ta biết trạng thái, khát vọng và hành trình của sóng chỉ là khoảng khắc bất chợt  hay là quy luật vĩnh hằng?vì sao?(chú ý vào các từ ngữ “ngày xửa”, “ngày sau”, “vẫn thế”)

1b.Hai câu cuối cho thấy sóng mang khát vọng, tâm trạng như thế nào và có gì đồng điệu với tâm trạng con người?

Vận dụngGiáo viên giao nhiệm vụ:

Câu hỏi 1:Tập thơ nào không phải của XQ?

A.Đất nở hoa

B.Hoa dọc chiến hào

C.Tự hát

D.Hoa cỏ may

Câu hỏi 2:Hình tượng sóng trong bài cùng tên của XQ mang ý nghĩa gì?

A.Tả thực

B.Thơ tình cuối mùa thu

C.Thơ viết ở biển

D.Ý B, C

Câu hỏi 3:Hình tượng nổi bật trong bài thơ sóng là?

A.Hình tượng sóng

B.Hình tượng em

C.Hình tượng anh

D.Cả A, B, C,

E.Ý A, B

Câu hỏi 4:XQ viết bài sóng vào thời gian nào?

A.1960                       B.1967

        C.1970                        D.1980

Luyện tập: GV giao nhiệm vụ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

1. Nêu ý chính của đoạn thơ.

2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập, nhân hoá, ẩn dụ trong đoạn thơ.

3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh ?

Tìm tòi mở rộng:

1.. Sưu tầm thêm một số bài thơ hay viết về tình yêu của Xuân Quỳnh.

2. Vẽ sơ đồ tư duy sau khi đã đọc hiểu bài thơ.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn nhóm

+ Sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học

+ Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

 3.Ý kiến

Các ý kiến của thành viên trong nhóm

                                                                                     Ba Vì, ngày 7 tháng 11 năm 2019

                                                                       Tổ trưởng chuyên môn

                                                                          

 

 

                                                                                   Phạm Thị Bích Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây